Liên quan đến việc lãnh đạo Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Vihaijco, đơn vị được thành phố giao cải tạo chung cư cũ Thành Công) đã đưa ra đề xuất nâng tầng chung cư và lấy một phần diện tích hồ Thành Công phục vụ tái định cư tại chỗ, sáng nay (10/4), Vihajico đã phát đi thông cáo về vấn đề này.
Vihajico cho biết, Đơn vị này đã đề xuất 3 phương án điều chỉnh, trong đó có phương án như trên. Hiện doanh nghiệp đang trong quá trình hoàn thiện các phương án quy hoạch đề xuất cho đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu tập thể Thành Công. Đồng thời, cũng đã trình các đề xuất về chỉ tiêu kiến trúc – quy hoạch lên Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội, Sở Xây dựng để lấy ý kiến triển khai thực hiện dự án. Để thực hiện đồ án đạt chất lượng quy hoạch tốt nhất, các phương án này đã được công ty làm việc chặt chẽ với đơn vị tư vấn uy tín Singapore.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Phiếu điều tra xã hội học phục vụ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu tập thể Thành Công không có nội dung về đề xuất lấp một phần hồ để người dân tạm cư tại chỗ. |
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thuỳ Dương – Phó Giám đốc PR Marketing Vihajico cho biết, công ty có tiến hành khảo sát về phương án lấp một phần hồ để người dân tạm cư tại chỗ. Theo bà Dương, khi tiến hành khảo sát điều tra xã hội học thì sẽ thí điểm trên một số hộ dân.
“Hiện nay chưa có thông tin chính thức đã khảo sát thí điểm là bao nhiêu hộ. Có thông tin chung là 91% người dân đồng thuận về chủ trương cải tạo toàn khu và có nhu cầu tái định cư tại chỗ” – vị này nói.
Trong khi đó, theo ghi nhận của PV VietNamNet, nhiều cư dân sống tại khu tập thể cũ Thành Công lại không biết về đề xuất lấp một phần hồ Thành Công xây nhà tái định cư.
Ngay tại trên bảng thông báo tổ dân phố 32- G6 vẫn còn thông báo về việc thu phiếu điều tra xã hội học phục vụ lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu tập thể Thành Công theo công văn 5621/UBND-ĐT. Theo đó, “tổ dân phố 32 đã phát phiếu điều tra đến từng hộ dân. Ngày 22,23,24/3 Tổ tư vấn của Công ty CP Đầu tư phát triển đô thị Việt Hưng cùng tổ trưởng và tổ phó đi thu” – thông báo ghi rõ.
Đưa cho PV tờ phiếu triều ra xã hội hội của Vihajico, ông Nghiêm Xuân Tuy, Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư tổ 32, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội (chủ nhân căn hộ 308, G6 Thành Công) cho biết, Không hề có đề xuất lấp một phần hồ Thành Công để làm tạm cư tại chỗ và bù vào phần hồ ở khu mới. Chúng tôi chỉ đồng ý tái định cư tại chỗ là chung cư chúng tôi đang sống cũng là mong muốn của đa số bà con sống tại khu tập thể này”.
Ông Tuy cho biết thêm, điều tra xã hội học này là điều tra cơ bản nắm những vấn đề cơ bản sau này có phương án bồi thường hỗ trợ đền bù. Có điều tra nguyện vọng diện tích đang ở trên sổ đỏ đã đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân hay chưa nếu chưa thì rộng lên bao nhiêu để thiết kế diện tích cho phù hợp. Đồng thời điều tra thăm dò nguyện vọng trong khu chung cư như này thì đã đủ điều kiện tiện ích chưa? Có cần đề xuất thêm nguyện vọng không? Thăm dò hiện trạng nhà chung cư hiện nay còn tốt hay xuống cấp… Còn tạm cư thì có đưa ra một là có thể nhận nhà tạm cư do chủ đầu tư bố trí, nhận tiền đi thuê chỗ ở, một phương án là tái định cư về chỗ cư nhận nhà do Việt Hưng đề xuất.
“Đến sáng 10/4, tôi mới biết thông tin chủ đầu tư là Cty Cty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Việt Hưng có đề xuất lấp 1ha mặt hồ làm tái định cư tại chỗ cho người dân” – ông Tuy nói.
Cũng không biết về đề xuất lấp một phần hồ Thành Công, bà Đỗ Kim Vinh (nhà 104 – G6A) Thành Công cũng tỏ ra bức xúc: “Tôi là người dân sống ở đây từ khi xây nhà này thì tôi chưa bao giờ thấy hỏi điều tra về đề xuất lấp một phần hồ này. Sáng nay (10/4) mọi người nói thì tôi mới biết thông tin như vậy. Chúng tôi là những người dân thì không thể đồng ý. Ở Hà Nội đông dân cư như thế hồ điều hòa là cần thiết vô cùng và còn rất ít đếm trên đầu ngón tay mà không hiểu tại sao lại đề xuất như thế. Trong phiếu khảo sát không thấy có một dòng nào nói về việc lấp một phần hồ. Nếu có là dân phản ứng ngay. Hồ điều hòa hiện nay vô cùng quan trọng từ việc điều hòa không khí, nước, không gian đô thị…tại sao lại có thể có đề xuất như vậy”.
Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư tổ 32, phường Thành Công cũng cho rằng, bây giờ Hà Nội đang phải cải tạo những hồ lá phổi của thành phố không được giờ lại đi lấp một phần hồ. Mà hồ Thành Công đâu chỉ riêng của dân xung quanh hồ đâu mà còn của cả Láng Hạ, Đống Đa qua đây.
“Lấp hồ để người dân được tạm cư tại chỗ cũng có thể giúp một bộ phận dân được hưởng là ở ngay đây nhưng lại hy sinh lâu dài về việc lấp hồ. Dù là lấp chỗ này đào chỗ khác thì cũng không hay. Người dân như tôi cũng không đồng ý việc lấp một phần hồ để làm tạm cư rồi lại bù diện tích mặt hồ bằng phần diện tích công viên xung quanh” – ông Tuy nói.
“Hà Nội đang phát triển cây xanh mặt nước đề xuất như vậy là không theo quy hoạch. Trong quy hoạch chung Thủ đô phát triển cải tạo chung cư cũ phải theo quy hoạch”. KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch kiến trúc và đô thị Hà Nội |
Hồng Khanh
Hồ Thành Công rộng 2.000m2, trong xanh, có đường đi xung quanh bờ, là nơi tập thể dục lý tưởng cho người dân vào các buổi sáng sớm.
" alt=""/>Lấp hồ Thành Công dân chung cư cũ không biếtTạp chí điện tử Công dân & Khuyến học sau 1 năm thành lập đã có bước phát triển vững chắc, có bản sắc riêng, đang hòa vào dòng chảy của báo chí nước nhà.
Là cơ quan ngôn luận của Hội Khuyến học Việt Nam (Hội Khuyến học Việt Nam có trên 22 triệu hội viên, chiếm tỉ lệ 1/5 dân số cả nước), Tạp chí điện tử Công dân & Khuyến học sau 1 năm thành lập đã có bước phát triển vững chắc, có bản sắc riêng, đang hòa vào dòng chảy của báo chí nước nhà.
Tạp chí điện tử Công dân & Khuyến học đã và đang khẳng định vị trí dẫn đầu trong tuyên truyền về lĩnh vực khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Là kênh thông tin tin cậy trang bị kiến thức về nhiều lĩnh vực cho công dân để góp phần thúc đẩy công dân học tập; Vừa tuyên truyền, phản ánh, vừa kiến giải, phản biện những vấn đề này sinh trong cuộc sống ở nhiều lĩnh vực mà công dân học tập quan tâm, nhất là lĩnh vực khuyến học, khuyến tài, giáo dục - đào tạo, góp phần vào sự nghiệp bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quốc gia trong thời kỳ cách mạng 4.0.
Nhằm thực hiện hiện chiến lược phát triển, Tạp chí luôn bổ sung nhân sự để kiện toàn bộ máy. Vì vậy, hiện nay Tạp chí điện tử Công dân & Khuyến học có nhu cầu tuyển dụng các vị trí, gồm: 1 Tổng Thư ký Tòa soạn, 1 Phó Tổng Thư ký Tòa soạn, 3 Biên tập viên, 7 phóng viên đa phương tiện (trong đó có 2 phóng viên chuyên viết về kinh tế, tài chính), làm việc tại Hà Nội.
I.Yêu cầu chung đối với các vị trí:
-Là công dân Việt Nam
- Độ tuổi: Đối với Tổng/Phó Tổng Thư ký Tòa soạn không quá 50; Đối với biên tập viên và phóng viên không quá 45
-Tốt nghiệp đại học: chuyên ngành truyền thông, báo chí, marketing, quan hệ công chúng, kinh tế, ngoại thương, ngoại giao..., và các chuyên ngành khác có liên quan
- Tiếng Việt thông thạo, khả năng diễn đạt tốt trên văn bản
- Sử dụng được ngoại ngữ (tiếng Anh, hoặc 1 trong 3 ngoại ngữ khác là tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Nga)
-Có kiến thức về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa - xã hội…
- Áp dụng tốt các ứng dụng công nghệ báo chí điện tử hiện đại (InfoGraphic, eMagazine, video, clip...);
- Có khả năng phát hiện, tổ chức, triển khai thực hiện các chương trình, tác phẩm đa phương tiện
- Không ngại khó, yêu thích và chịu được áp lực nghề báo
- Có khả năng và ý thức làm việc nhóm, đoàn kết, phối hợp, kết nối trong dây chuyền để thực hiện công việc chung, đồng thời có khả năng làm việc độc lập;
- Có ý thức tuân thủ nguyên tắc làm việc, quy chế, quy định của cơ quan và pháp luật của Nhả nước
- Lý lịch rõ ràng; có sức khỏe tốt; có phẩm chất đạo đức; có ý thức chính trị, trách nhiệm công dân.
II.Các yêu cầu riêng:
1.Yêu cầu đối với Tổng/Phó Tổng Thư ký tòa soạn:
- Có khả năng thực hiện các nghiệp vụ của nhà báo
-Có năng lực quản lý, điều hành Ban Thư ký Toà soạn
- Có năng lực và ý thức phối hợp, kết nối, đoàn kết, tập hợp, huy động các bộ phận trong dây chuyền để thực hiện công việc chung
- Ưu tiên những ứng viên đã từng có thời gian làm biên tập viên, phóng viên, thư ký tòa soạn ở báo điện tử từ 3 năm trở lên
2.Yêu cầu đối với biên tập viên:
- Có khả năng làm SEO (Search Engine Optimization)
- Có khả năng biên tập, tổng hợp, đề xuất đề tài, hoàn chỉnh tin/bài để xuất bản
-Thực hiện các nhiệm vụ, phần việc của Tòa soạn do Tổng/Phó Tổng Thư ký Tòa soạn phân công
- Giúp Tổng/Phó Tổng Thư ký Tòa soạn tổ chức các nguồn tin, tạo nguồn thông tin đầu vào cho tòa soạn
- Ưu tiên những ứng viên đã có thời gian làm biên tập viên ở báo điện tử từ 2 năm trở lên.
3.Yêu cầu đối với phóng viên đa phương tiện:
-Ưu tiên người có kinh nghiệm làm việc ở cơ quan báo chí điện tử từ 1 năm trở lên
-Có khả năng phát hiện, đề xuất, trực tiếp thực hiện đề tài, có khả năng tác nghiệp hiện trường (viết, quay phim, chụp ảnh, quay và dựng video...) để có thông tin đầu vào cho tòa soạn
- Có khả năng tự quay, dựng phim ngắn, chỉnh sửa ảnh, hoàn thiện tác phẩm báo chí đa phương tiện
- Đối với phóng viên viết về kinh tế, tài chính: Ưu tiên người được đào tạo về kinh tế, tài chính; người đã có kinh nghiệm làm báo về kinh tế, tài chính.
III.Quyền lợi:
-Thu nhập thỏa thuận, có thưởng theo hiệu quả công việc; thưởng lễ, Tết
- Được đảm bảo các quyền lợi của người lao động theo quy định của nhà nước: BHXH, BHYT, nghỉ Lễ, Tết…
- Được làm việc trong môi trường thân thiện, đoàn kết, nhưng năng động, có cơ hội thăng tiến
- Được tham dự các khóa đào tạo để bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng phục vụ công việc
- Được tạo điều kiện để phát triển các kỹ năng và ý tưởng của bản thân liên quan đến công việc
Hoạt động tập thể luôn tạo nên niềm vui, gắn kết, môi trường thân thiện của cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên Tạp chí điện tử Công dân & Khuyến học
IV. Hồ sơ và hình thức dự tuyển:
1.Hồ sơ:
-Phiếu đăng ký dự tuyển (bản in hoặc viết tay)
- Sơ yếu lý lịch (ghi rõ thông tin cá nhân, gia đình, quá trình học tập, công tác) có chứng thực của UBND phường, xã nơi cư trú
- Bản photo công chứng căn cước công dân, sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú
- Bản photo công chứng văn bằng và chứng chỉ liên quan
- 4 ảnh 3x4 (mới nhất)
- Giấy khám sức khỏe
- CV (Curriculum Vitae) giới thiệu năng lực, kinh nghiệm bản thân
- Gửi kèm các tác phẩm báo chí đã được, đăng phát trên báo (bản photo hoặc đường link) nếu có.
2. Hình thức nộp hồ sơ:
-Gửi qua địa chỉ Email: [email protected]; Liên lạc: Vũ Quốc Thành, điện thoại 0902203353;
-Hoặc gửi trực tiếp tại Văn phòng Tạp chí điện tử Công dân & Khuyến học: Tầng 3, Tòa nhà TueMy, số 29/67 phố Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội (đi ngõ 34 Nguyễn Thị Định).
Lưu ý: Hồ sơ không trúng tuyển không được hoàn lại.
3. Các vòng dự tuyển:
-Vòng 1: Xét hồ sơ
- Vòng 2: Chọn lọc ứng viên, mời phỏng vấn trực tiếp để kiểm tra kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển
- Vòng 3: Tổng Biên tập phỏng vấn trực tiếp và quyết định tuyển dụng.
Thời hạn nộp hồ sơ: Từ ngày 15/3/2023 đến hết 30/3/2023.
(Theo Công dân và Khuyến học)
" alt=""/>Tạp chí Công dân & Khuyến học tuyển Lãnh đạo Thư ký Tòa soạn, BTV, PV![]() |
GS Ngô Bảo Châu tại hội nghị sáng 7/7 |
Theo chủ nhân huy chương Fields năm 2010, trung bình mỗi năm, chúng ta chi phí khoảng 3 đến 4 tỷ USD đầu tư cho nghiên cứu sinh, du học ở nước ngoài. Trong khi đó, Việt Nam thiếu linh hoạt trong chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài về nước làm việc.
"Con số 3 đến 4 tỷ USD ra nước ngoài mỗi năm còn thấy được, những điều mất mát lớn hơn, chúng ta khó thể lường hết", GS Châu nói.
Đề xuất lập cơ chế linh hoạt thu hút nhân tài
Để khắc phục tình hình này, GS Châu đề xuất, các trường ĐH hoặc cơ quan nhà nước, khi tuyển dụng nhân lực chất lượng cao, không nên cứng nhắc, dừng lại ở mức lương khởi nghiệp. Hầu hết tri thức học tập ở nước ngoài quan tâm về nước môi trường làm việc có thoải mái không, tương lai được đảm bảo như thế nào...
![]() |
GS Ngô Bảo Châu nói: "Nếu chất lượng nghiên cứu khoa học không được cải thiện thì chất lượng giáo dục cũng không thể tiến bộ được. Rất khó tách rời nghiên cứu ứng dụng với nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu và giảng dạy. Không thể nói chúng ta không có tiền nên không nghiên cứu”. Ảnh: Doãn Công/Dân Trí |
Các trường ĐH và cơ quan nhà nước cần có cơ chế linh hoạt, cạnh tranh tích cực để thu hút chất xám, nguồn nhân lực chất lượng cao (dù được đào tạo trong nước hay nước ngoài).
Nghiên cứu khoa học không thể thực hiện nếu không có nghiên cứu sinh. Thực tế, Việt Nam mới cấp học bổng hỗ trợ nghiên cứu sinh làm luận án ở nước ngoài, còn trong nước vẫn thiếu chính sách đãi ngộ.
"Khi chưa chú trọng nghiên cứu khoa học, chưa có cơ chế đãi ngộ tuyển dụng, giảng viên chuyên môn giỏi cho các trường đại học, việc đào tạo nguồn nhân lực khó đảm bảo chất lượng, nguy cơ đất nước thụt lùi rất lớn", GS Châu cho hay.
Phó Thủ tướng: Đầu tư khoa học phát triển năng lực quốc gia Tại hội nghị Khoa học cơ bản và xã hội sáng 7/7 ở Bình Định, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, khoa học công nghệ đang làm được điều kỳ diệu tưởng chỉ có trong chuyện cổ tích. Phát biểu tại Hội nghị quốc tế "Khoa học cơ bản và xã hội" sáng 7/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam mong muốn Hội Gặp gỡ Việt Nam tạo sự kết nối, phát huy những giá trị nguồn chất xám của các nhà khoa học, tăng cường tiềm lực khoa học cho Việt Nam và nhân loại. Để mong muốn đó trở thành hiện thực, ngoài cam kết ủng hộ của Chính phủ, Phó thủ tướng đề nghị tỉnh Bình Định tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục Liên ngành (ICISE) và Tổ hợp Không gian Khoa học tại TP Quy Nhơn sớm hoàn thiện, đưa vào hoạt động hiệu quả. Không gian khoa học này sẽ là nơi hội tụ đông đảo của các nhà khoa học, viện nghiên cứu, các trường đại học của Việt Nam, công chúng yêu khoa học, đặc biệt là giới trẻ. |